Rate this post

Thiết kế lòng khuôn, Cách tính số lòng khuôn cần thiết

Chào mọi người, Trong suốt thời gian qua, TĐH & CKCX VIỆT LONG nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng có nhu cầu làm khuôn nhựa liên quan đến vấn đề số lượng cavity (số lòng khuôn) trên khuôn. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thuật ngữ cavity trong khuôn nhựa và cách tính số cavity cần thiết để tối ưu chi phi làm khuôn, chi phí sản phẩm.

số lòng khuôn
số lòng khuôn

Số lòng khuôn là gì?

Từ “Cavity” trong tiếng Anh có nghĩa là “khoang”. Nếu trong chuyên ngành khuôn mẫu thì từ cavity được hiểu là số lõi trong khuôn hay số lòng khuôn. Để cho các bạn chưa biết hiểu hơn về thuât ngữ này mình sẽ nêu ra ví dụ sau: Một bộ khuôn 1 cavity là bộ khuôn đó được bố trí 1 lõi trên khuôn, có nghĩa là một chu kỳ ép phun thì khuôn chỉ ép ra được một sản phẩm duy nhất. Một khuôn 4 cavity là khuôn được bố trí 4 lõi trên khuôn. Trong trường hợp này, một chu kỳ ép phun thì khuôn đồng thời tạo ra 4 sản phẩm hoàn chỉnh. 4 sản phẩm này có thể khác nhau hoặc giống nhau tùy thuộc vào chủ đích của người thiết kế khuôn đó.

số lòng khuôn
số lòng khuôn

Thiết kế lòng khuôn thích hợp trên khuôn

Để tối ưu chi phí làm khuôn cũng như chi phí sản xuất gia công ép nhựa. Trước khi làm một khuôn mới thì chúng ta nên tính toán số lượng cavity cần thiết trên khuôn. Trong bài viết này mình sẽ liệt kê ra các yếu tố liên quan để khách hàng và bạn đọc có thêm cơ sở để lựa chọn.

1/Giá khuôn:

Khuôn 1 cavi chắc chắn giá sẽ rẻ hơn so với khuôn nhiều cavi. Số lượng cavi càng nhiều thì kích thước khuôn và thời gian gia công, chi phí linh kiện khuôn càng tăng lên đồng nghĩa với việc tăng giá thành khuôn.

2/giá sản phẩm:

Khuôn nhiều cavi giá thành sản xuất tính theo một đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn so với khuôn 1 cavi. Ví dụ: cùng một máy, một chu kỳ ép thì khuôn 8 cavi sản xuất được 8 đơn vị sản phẩm 1 chu kỳ, nhiều hơn 8 lần so với khuôn 1 cavi. Làm khuôn nhiều cavity đồng nghĩa với việc tăng năng suất, giảm lao động và giảm số lượng máy móc cần thiết…

số lòng khuôn
số lòng khuôn

Cách tính số lòng khuôn

Cách tính số lòng khuôn là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm. Số lòng khuôn ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất, chi phí và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính số lòng khuôn và tầm quan trọng của nó trong quá trình sản xuất.

Đầu tiên, để tính số lòng khuôn, chúng ta cần hiểu rõ về sản phẩm mà chúng ta muốn sản xuất. Điều này bao gồm việc xác định kích thước, hình dạng, và các yêu cầu kỹ thuật khác của sản phẩm. Dựa trên thông tin này, chúng ta có thể xác định được số lượng và loại lòng khuôn cần thiết.

Số lòng khuôn:

Ta có thể cân nhắc để chọn số lòng khuôn phù hợp nhờ các thông tin sau:

– Kích cỡ của máy ép phun (áp suất phun lớn nhất và lực kẹp lớn nhất).

– Thởi gian giao hàng.

– Yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

– Kết cấu và kích thước khuôn.

– Giá thành khuôn.

Số lòng khuôn thông thường được thiết kế theo dãy số: 1, 2, 4, 6, 8, 12, 24, 32, 48, 64, 96, 128. Vì các lòng khuôn sẽ dễ dàng được xếp theo hình chữ nhật hoặc hình tròn.

Thông thường, ta có thể tính số lòng khuôn cần thiết trên khuôn bằng cách dựa vào: số lượng sản phẩm, năng suất phun và năng suất làm dẻo của máy ép phun, lực kẹp khuôn của máy.

số lòng khuôn
số lòng khuôn

>>> công ty thiết kế khuôn nhựa

Làm khuôn bao nhiêu số lòng khuôn thì tốt nhất?

Đây là câu hỏi của nhiều khách khàng khi đặt mình thiết kế và làm khuôn 2 tấm. Để có thể đưa ra được một con số chính xác thì mình thường áp dụng công thức sau:

Công thức tính số lòng khuôn (cavity)

Cv= Q*N*C*/(24*3600*T)

Trong đó:

Cv: Số lượng cavity cần thiết

Q: Tổng số lượng sản xuất một lô hàng

N: Hệ số sản phẩm NG (phế phẩm), N=1/(1-n). với n là tỷ lệ % NG

C: Thời gian 1 chu kỳ ép phun.

T: Số ngày để hoàn thành tổng đơn hàng mà khách hàng mong muốn.

(*)Lưu ý: Ở đây mình tính theo thời gian máy ép làm việc liên tục 24h trong ngày. Nếu nhà xưởng chỉ làm việc 8h/ngày thì thay số 24 thành 8.

Nội dung