Kỹ thuật thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm

thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm

Kỹ thuật thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm

Hợp kim nhôm là một trong các kim loại có thể đúc được bằng nhiều phương pháp như đúc áp lực, đúc khuôn kim loại, đúc khuôn cát, khuôn thạch cao, đúc mẫu chảy, đúc liên tục và cũng có thể áp dụng trong đúc mẫu chảy.

thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa đúc nhôm có một số lợi thế vượt trội hơn so với các quy trình tạo hình kim loại khác. Một trong những ưu điểm đáng chú ý nhất là khả năng tạo ra các hình dạng rất phức tạp mà cả đùn hay gia công đều khó thực hiện hiệu quả. Chẳng hạn như việc sản xuất các linh kiện ô tô phức tạp như hộp số và khối động cơ. Các phương pháp khác sẽ không thể đáp ứng được độ phức tạp và dung sai chặt chẽ cho các sản phẩm này một cách nhất quán như vậy.

thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm
thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm

Kỹ thuật thiết kế khuôn đúc nhôm

Kỹ thuật thiết kế khuôn đúc nhôm sử dụng sự chênh lệch áp suất trong khuôn đúc để điền đầy nhôm nóng chảy vào khuôn.

Trong các xưởng đúc cơ khí tại Hải Phòng, công nghệ đúc chân không Nhật Bản được ứng dụng nhiều nhất để sản xuất cổng nhôm/ lan can/ hàng rào. Tuy nhiên phương pháp này vẫn được sử dụng để đúc các chi tiết cơ khí, thiết bị máy móc.

Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật đúc này là đúc chính xác các vật có hình dạng phức tạp. Đồng thời vẫn đảm bảo bề mặt thành phẩm mịn, không rỗ. Đây là đặc điểm khiến kỹ thuật đúc chân không được đánh giá cao hơn phương pháp đúc khuôn cát truyền thống.

thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm
thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm

Kỹ thuật khuôn đúc áp lực nhôm

Phương pháp thiết kế khuôn đúc nhôm phía trên được coi là một dạng đúc nhôm áp lực thấp. Trong khi đó kỹ thuật khuôn đúc áp lực nhôm sử dụng lực ép từ piston để nén nhôm nóng chảy trong khuôn đúc.

Cấu tạo khuôn đúc gồm 2 nửa. Ban đầu 2 nửa khuôn được đóng lại. Nhôm nóng chảy được rót vào buồng ép. Đồng thời piston ép nhôm lỏng xuống vào các phần chi tiết để lấp đầy khuôn mẫu. Quá trình này xảy ra rất nhanh dưới áp suất cao.

Tương tự như phương pháp đúc chân không, kỹ thuật khuôn đúc áp lực nhôm có ưu điểm là đúc được các sản phẩm có chi tiết phức tạp và đảm bảo tính thẩm mỹ.

thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm
thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm

>>> Quy trình thiết kế khuôn ép nhựa

Các loại khuôn đúc nhôm khác

Đúc nhôm bằng khuôn cát tươi

Đúc khuôn cát tươi là kỹ thuật đúc lâu đời và phổ biến nhất. Không chỉ vật liệu nhôm mà gần như tất cả các kim loại khác đều có thể sử dụng kỹ thuật đúc cơ khí này. Tuy nhiên đúc khuôn cát tươi có nhược điểm lớn nhất là độ chính xác và tính thẩm mỹ của thành phẩm không cao.

Dù là nhôm hay kim loại màu, kim loại đen khác thì nguyên lý và các bước trong quy trình đúc khuôn cát tươi là như nhau. Các công đoạn chính bao gồm:

Tạo vật mẫu từ bản thiết kế có sẵn

Tạo khuôn đúc bằng cát

Nấu chảy kim loại nhôm và rót vào khuôn qua hệ thống phễu rót

Đợi kim loại đông đặc và nguội sẽ tiến hành phá khuôn để lấy thành phẩm đúc

Đúc nhôm bằng khuôn kim loại, đúc khuôn vĩnh cửu

Về cơ bản, thay vì sử dụng khuôn cát, phương pháp này sử dụng khuôn bằng kim loại để đúc nhôm. Chất liệu làm khuôn thường là gang, thép hay thép hợp kim. Quy trình đúc nhôm bắt đầu từ giai đoạn lắp ráp các nửa khuôn sau đó tiến hành rót kim loại. Người thợ không cần tạo vật mẫu và tạo khuôn đúc cát.

So với khuôn cát, kỹ thuật đúc nhôm khuôn kim loại có ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Lớn nhất là khuôn kim loại có thể sử dụng nhiều lần, không cần phá bỏ khuôn để lấy thành phẩm đúc. Đây cũng là lý do mà đúc khuôn kim loại còn được gọi là đúc khuôn vĩnh cửu.

thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm
thiết kế khuôn đúc nhôm, khuôn đúc áp lực nhôm

Hoàn thiện sản phẩm sau khi gia công đúc nhôm

Các linh kiện nhôm đúc thường chỉ cần gia công ở mức tối thiểu và có rất nhiều tùy chọn xử lý bề mặt sẵn có. Phương pháp đúc có độ hoàn thiện bề mặt rất tốt theo tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể tồn tại một số điểm không hoàn hảo như các đường nối kim loại nơi các nửa khuôn gặp nhau hoặc bề mặt gồ ghề. Các khuyết điểm này đều có thể được khắc phục bằng cách chà nhám, phun cát hoặc chà nhám tròn.

Quá trình gia công nguội thường được sử dụng trên nhôm đúc để cải thiện khả năng chống ăn mòn. Ngoài ra, một lớp phủ bảo vệ hoặc trang trí có thể được áp dụng cho phần đã hoàn thiện, chẳng hạn như lớp sơn tĩnh điện. Sau khi đúc, bạn cũng có thể tiếp tục thực hiện một số thao tác gia công khác như khoan lỗ.

Nhìn chung, quy trình tạo hình kim loại bạn chọn sẽ phụ thuộc vào ngân sách, mục đích sử dụng của linh kiện nhôm và số lượng linh kiện cần sản xuất. Đúc có thể là một phương pháp có chi phí cao, nhưng nó rất đáng giá và phù hợp nếu thiết kế khuôn đúc nhôm sản phẩm của bạn có độ phức tạp cao và yêu cầu khối lượng đặt hàng lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn quan tâm tìm hiểu giải pháp?

Đăng ký ngay để nhận thông tin về xu hướng công nghệ thiết kế chế tạo khuôn mẫu.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN / BÁO GIÁ