Dịch vụ thiết kế khuôn đúc nhựa chính xác tại Hà Nôi
Thiết kế khuôn đúc nhựa phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi tất cả các bộ phận cuối cùng được lưu lại và đưa đến xưởng sản xuất. Bước cuối cùng trong quá trình phát triển này là bước quan trọng nhất, vì các thay đổi hoặc chỉnh sửa thiết kế không còn có thể được thực hiện mà không làm tăng thêm đáng kể chi phí hoặc sự chậm trễ của dự án.
Ngay cả với mô phỏng dòng khuôn phức tạp ngày nay, kiểm tra can thiệp 3D CAD, tạo mẫu nhanh và nhiều công cụ phát triển khác, không ai có thể dự đoán được mọi vấn đề tiềm ẩn đối với bộ phận đúc nhựa. Tuy nhiên, có một phương pháp rất đơn giản, chi phí thấp để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn và hầu như đảm bảo các bộ phận hoàn hảo.
Việc thiết kế khuôn đúc nhựa giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nhựa, đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. TĐH & CKCX VIỆT LONG là đơn vị nhận thiết kế khuôn đúc nhựa uy tín, chất lượng và hiệu quả.
Các dạng khuôn đúc nhựa
Có rất nhiều dạng khuôn đúc nhựa (khuôn ép nhựa, khuôn đúc ép nhựa), tùy thuộc vào kết cấu sản phẩm nhựa để quyết định lựa chọn dạng khuôn đúc nhựa (khuôn ép nhựa, khuôn đúc ép nhựa) nào để đảm bảo chất lượng, năng suất, tuổi thọ của sản phẩm nhựa (khuôn ép nhựa, khuôn đúc ép nhựa).
a. Theo số tấm của lòng khuôn đúc nhựa
+ Khuôn đúc nhựa 2 tấm
+ Khuôn đúc nhựa 3 tấm
b.Theo phương pháp mở khuôn
+ Khuôn đúc nhựa mở thẳng:
+ Khuôn đúc nhựa mở ngang ( ngoài mở thẳng còn có thêm mở ngang gọi là silde).
c.Theo phương pháp lấy sản phẩm
+ Khuôn đúc nhựa lấy sản phẩm bằng đẩy chốt.
+ Khuôn đúc nhựa lấy sản phẩm bằng đẩy tấm hay khuôn đẩy vành.
+ Khuôn đúc nhựa lấy sản phẩm bằng đẩy bằng chốt chéo hay còn gọi là lifter
+ Khuôn đúc nhựa lấy sản phẩm bằng đẩy ống.
+ Khuôn đúc nhựa lấy sản phẩm bằng bằng mô tơ thủy lực ( mô tơ quay) dùng cho sản phẩm có ren trong.
+ Khuôn đúc nhựa lấy sản phẩm bằng nấm hơi ( đẩy bằng khí nén).
d. Theo phương pháp sử dụng vật liệu chế tạo
+ Khuôn đúc nhựa liền khối: Lõi khuôn và vỏ khuôn được chế tạo cùng loại vật liệu
+ Khuôn đúc nhựa ghép lõi: lõi khuôn được chế tạo bằng thép tốt được ghép vào hốc của vỏ khuôn được chế tạo bằng thép có chất lượng kém hơn nhằm tiết kiệm chi phí và nhiều ưu điểm khác.
e. Theo đặc điểm của kênh dẫn nhựa
+ Khuôn đúc nhựa kênh dẫn lạnh hay nguội.
+ Kênh đúc nhựa dẫn nóng hay còn gọi là hot runner.
g.Theo đặc điểm của cổng phun nhựa vào lòng khuôn
+ Khuôn đúc nhựa cổng tràn.
+ Khuôn đúc nhựa cổng ngầm
+ Khuôn đúc nhựa bơm vào chốt đẩy.
h.Theo tính chất xử lý bề mặt của thép làm khuôn đúc nhựa
+ Khuôn đúc nhựa làm thép không nhiệt luyện
+ Khuôn đúc nhựa làm thép nhiệt luyện.
Quy trình thiết kế khuôn đúc nhựa
Bước 1: Phân tích số liệu đầu vào của khuôn đúc nhựa.
Số lòng khuôn của khuôn đúc nhựa.
Các mặt phân khuôn của khuôn đúc nhựa.
Cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn đúc nhựa.
Vị trí đặt cổng bơm trên sản phẩm nhựa.
Khuôn ghép lõi hay khuôn liền.
Vật liệu nhựa là loại nhựa gì?
Vật liệu chế tạo khuôn đúc nhựa.
Độ chính xác về kích thước, độ bóng / độ nhám bề mặt,…
Các lưu ý về độ co ngót, về vị trí đặt chốt đẩy sản phẩm; độ côn về mặt sản phẩm
Bước 2. Thiết kế khuôn đúc nhựa.
Thiết kế bản vẽ 3D của khuôn đúc nhựa. Đây là bản vẽ mô phỏng kết cấu, hình dạng của khuôn đúc nhựa sẽ sản xuất trong thực tế.
Thiết kế bản vẽ chi tiết để gia công, để kiểm soát chất lượng, tiến độ gia công
Bước 3. Mua thép và linh kiện khuôn.
Mua thép rời hay mua base ( vỏ khuôn theo tiêu chuẩn)
Bước 4. Gia công chế tạo.
Gia công tạo phôi: Phay cạnh, phay mặt và mài phẳng bề mặt.
Gia công CNC: để tạo hình lòng khuôn và các chi tiết cấu thành khuôn.
Gia công cắt dây: để tạo các chi tiết yêu cầu độ chính xác cao.
Gia công xung tia lửa điện: để tạo hình các vị trí không thể gia công CNC và cắt dây được.
Gia công hoàn thiện: để tạo được nước, tạo lỗ bắt bu lông,….
Bước 5. Đánh bóng bề mặt và lắp ráp khuôn.
Đánh bóng bề mặt lòng khuôn đúc nhựa nhằm tạo ra độ bóng của trên bề mặt sản phẩm. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng và được tiến hành rất tỷ mỉ nhằm tạo ra bề mặt có độ bóng cao của lòng khuôn. Từ đó, sẽ sản xuất ra những sản phẩm nhựa có độ bóng bề mặt cao.
Lắp ráp khuôn: Lắp ráp các chi tiết khuôn và linh kiện khuôn trở thành một bộ khuôn đúc nhựa hoàn chỉnh và có thể hoạt động tốt. Đây là công việc cuối cùng để hình thành lên bô khuôn hoàn chỉnh
Bước 6. Thử khuôn đúc nhựa.
Sau khi lắp khuôn đúc nhựa thành bộ khuôn hoàn chỉnh thì đến bước thử khuôn đúc nhựa nhằm kiểm tra khả năng tạo hình của khuôn, tình trạng hoạt động của khuôn. Đặc biệt, để tạo ra sản phẩm nhựa để kiểm tra độ chính xác về kích thước, độ bóng bề mặt và các yếu tố khác như co ngót, độ phẳng, độ thẳng,…. Từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục ( nếu có).
Bước 7. Sửa chữa khắc phục các tồn tại nếu có.
Khi có sản phẩm mẫu và nội dung cần điều chỉnh của khuôn đúc nhựa thì tiến hành sửa chữa khắc phục các tồn tại để giúp cho sản phẩm đạt được các yêu cầu kỹ thuật đúng như các thông số đầu vào, giúp cho khuôn có thể hoạt động trơn tru, bền bỉ, năng suất. Sau khi kết thúc việc sửa chữa thì lại quay lại bước 6.
Bước 8. Gửi mẫu hoàn chỉnh cho khách hàng.
Sau khi sửa chữa những tồn tại và sản phẩm mẫu đạt được các yêu cầu kỹ thuật đúng như các thông số đầu vào thì tiến hành gửi sản phẩm mẫu hoàn chỉnh cho khách hàng để khách hàng đánh giá, đưa ra các điều chỉnh ( nếu có) và duyệt sản phẩm mẫu
Trên đây là là các kiến thức cơ bản nhất về thiết kế khuôn đúc nhựa, TĐH & CKCX VIỆT LONG sẽ cố gắng mang đến những bài viết bổ ích hơn về mảng thiết kế khuôn mẫu tại hà nội này.
Related Posts