Dung sai trong thiết kế khuôn – độ chính xác gia công khuôn

dung sai trong thiết kế khuôn

Dung sai trong thiết kế khuôn độ chính xác gia công khuôn

Trong gia công cơ khí, độ chính xác gia công vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm và giá thành của sản phẩm. Bài viết này cùng Vilapec tìm hiểu về độ chính xác gia công khuôn ép nhựa nhé !

Độ chính xác gia công khuôn và các yếu tố đánh giá độ chính xác gia công

– Độ chính xác gia công của chi tiết khuôn là mức độ giống nhau về kích thước hình dáng hình học,vị trí tương quan của chi tiết khuôn được gia công so với chi tiết khuôn lý tưởng trên bản vẽ thiết kế.

– Độ chính xác của chi tiết khuôn được gia công là chỉ tiêu khó đạt va gây tốn kém nhất kể cả trong quá trình xác lập ra nó cũng như trong quá trình chế tạo.

– Trong thực tế, không thể chế tạo được chi tiết khuôn tuyệt đối chính xác, nghĩa là hoàn toàn phù hợp về mặt hình học, kích thước cũng như tính chất cơ lý với các giá trị ghi trong bản vẽ thiết kế. Giá trị sai lệch giữa chi tiết gia công và chi tiết thiết kế được dùng để đánh giá độ chính xác gia công.

dung sai trong thiết kế khuôn
dung sai trong thiết kế khuôn

Độ chính xác của chi tiết được đánh giá theo các yếu tố sau

Độ chính xác kích thước: được đánh giá bằng sai số kích thước thật so với kích thước lý tưởng cần có và được thể hiện bằng dung sai của kích thước đó.

Độ chính xác hình dáng hình học: là mức độ phù hợp lớn nhất của chúng với hình dạng hình học lý tưởng của nó và được đánh giá bằng độ côn, độ ôvan, độ không trụ, độ không tròn… (bề mặt trụ), độ phẳng, độ thẳng (bề mặt phẳng).

Độ chính xác vị trí tương quan: được đánh giá theo sai số về góc xoay hoặc sự dịch chuyển giữa vị trí bề mặt này với bề mặt kia (dùng làm mặt chuẩn) trong hai mặt phẳng tọa độ vuông góc với nhau và được ghi thành điều kiện kỹ thuật riêng trên bản vẽ thiết kế như độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm, độ đối xứng….

dung sai trong thiết kế khuôn
dung sai trong thiết kế khuôn

Độ chính xác hình dáng hình học tế vi và tính chất cơ lý lớp bề mặt: độ nhám bề mặt, độ cứng bề mặt…

– Khi gia công một loạt chi tiết trong cùng một điều kiện, mặc dù những nguyên nhân sinh ra từng sai số của mỗi chi tiết là giống nhau nhưng xuất hiện giá trị sai số tổng cộng trên từng chi tiết lại khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do tính chất khác nhau của các sai số thành phần.

– Một số sai số xuất hiện trên từng chi tiết của cả loạt đều có giá trị không đổi hoặc thay đổi nhưng theo một quy định nhất định, những sai số này gọi là sai số hệ thống không đổi hoặc sai số hệ thống thay đổi.

– Trong thực tế, không thể chế tạo được chi tiết khuôn tuyệt đối chính xác, nghĩa là hoàn toàn phù hợp về mặt hình học, kích thước cũng như tính chất cơ lý với các giá trị ghi trong bản vẽ thiết kế. Giá trị sai lệch giữa chi tiết gia công và chi tiết thiết kế được dùng để đánh giá độ chính xác gia công.

dung sai trong thiết kế khuôn
dung sai trong thiết kế khuôn

Dung sai lắp ghép trong thiết kế khuôn mẫu

Dung sai là phạm vi cho phép của sai số. Về trị số dung sai bằng hiệu số giữa 2 kích thước giới hạn hoặc sai lệch giới hạn.

Trong một bộ khuôn mẫu gồm có vỏ khuôn, lòng khuôn và linh kiện khuôn mẫu,: Các chi tiết được gặp chặt, lắp lỏng vào nhau, nên điều kiện dung sai bản vẽ mà khi thiết kế khuôn cần đưa vào là vô cùng quan trọng.

Các linh kiện trong khuôn mẫu liên quan đến dung sai lắp ghép

Các linh kiện khuôn mẫu như chốt bạc, chốt ty đẩy ( pin đẩy ) hay các vòng định vị được sản xuất hàng loạt đều có dung sai theo tiêu chuẩn, do đó khi thiết kế khuôn phải đặt biệt chú ý đến dung sai của lỗ bạc, hay lỗ pin thiết kế trên lõi lòng khuôn. đảm bảo chất lượng khuôn, chất lượng sản phẩm khi đúc ra chính xác.

Dung sai kt trục: T = dmax – dmin = es – ei

Dung sai kt lỗ: T = Dmax – Dmin = ES – EI

Dung sai sản phẩm biểu thị phạm vi kích thước của sản phẩm. Suy nghĩ xem trong trường hợp độ co ngót không theo áp suất co ngót của nhựa thì điều chỉnh dung sai sao cho dễ sửa chữa.

Sản phẩm sẽ thay đổi theo các điều kiện sau:

  1. Độ co ngót của nhựa.
  2. Nhiệt độ khuôn
  3. Hình dạng sản phẩm, độ dầy sản phẩm
  4. Điều kiện tạo hình

Vì vậy Độ co ngót thực tế tính toán bởi kích thước khuôn và kích thước sản phẩm nhựa thì thường thay đổi khác nhiều so với tính toán thiết kế.

>>> Thiết kế khuôn 3d giá rẻ theo yêu cầu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn quan tâm tìm hiểu giải pháp?

Đăng ký ngay để nhận thông tin về xu hướng công nghệ thiết kế chế tạo khuôn mẫu.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN / BÁO GIÁ