Dịch vụ thiết kế khuôn mẫu uy tín tại Hà Nội
Thiết kế khuôn mẫu là gì ?
Thiết kế khuôn mẫu là một dạng hình thức thiết kế và sản xuất mẫu sản phẩm đầu tiên, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm cuối cùng với kích thước, hình dạng và các thông số kỹ thuật mong muốn. Khuôn mẫu thường được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng loạt các sản phẩm đồng nhất.
Quá trình sản xuất khuôn mẫu bao gồm các công đoạn thiết kế, gia công và hoàn thiện khuôn mẫu. Khuôn mẫu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất cơ khí, điện tử, ô tô, đồ gia dụng và nhiều lĩnh vực khác.
Gia công khuôn mẫu hiện đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm rất lớn của các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí. Được sử dụng để sản xuất các sản phẩm với tình đồng bộ cao về kích thước, hình dạng và các thông số kỹ thuật, khuôn mẫu đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình sản xuất. Tại Nhà máy TĐH & CKCX VIỆT LONG, chúng tôi cung cấp các thông tin chi tiết về khuôn mẫu, từ cách thiết kế cho đến gia công khuôn mẫu chuẩn nhất, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất và đảm bảo sự thành công của dự án sản xuất của họ.
Phân loại thiết kế khuôn mẫu phổ biến
Việc phân loại khuôn sẽ góp phần đơn giản hóa cho quá trình thiết kế khuôn. Bởi khi đó, các kỹ sư đúc có thể dễ dàng hơn trong việc định hình bản thiết kế khuôn của họ sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng. Hiện nay, khuôn được chia ra làm 4 phân loại khác nhau:
Thiết kế khuôn ép
Đây là phương pháp dập bằng cách ép một tấm kim loại vào lòng khuôn để tạo nên hình dạng của sản phẩm. Các nguyên công trong quá trình khuôn: Uốn (lên biên dạng) cắt (cắt những phần không cần thiết) Vát cạnh (Gia công các cạnh của sản phẩm) Lên các vạch gờ và tạo hình các phần còn lại.
Thiết kế khuôn dập
Đây là loại khuôn tạo hình sản phẩm bằng các dập vật liệu trong khuôn dập. Phương pháp này là phương pháp rèn các vật liệu đã được nung nóng trước (dập nóng) và các loại vật liệu mà không cần nung nóng (dập nguội). Dập nguội thì thường sử dụng dập các vật liệu mềm như nhôm. Về cấu tạo, thiết kế khuôn dập sẽ bao gồm phần chày và phần cối. Các sản phẩm khuôn rèn dập là các sản phẩm cần độ bền cao như trục, tay biên hoặc khớp nối…
+ Thiết kế khuôn dập nóng
Thiết kế khuôn dập nóng là quá trình chế tạo khuôn được sử dụng phổ biến để gia công kim loại bằng áp lực ở trạng thái nóng. Khi gia công với khuôn dập nóng, phôi nguyên liệu sẽ cần được nung nóng đến nhiệt độ cao. Sau quá trình này, bạn sẽ cần chờ đợi một khoảng thời gian để phôi trở về nhiệt độ thường. Kết thúc quá trình thì bạn sẽ nhận được sản phẩm giống với bản thiết kế.
+ Thiết kế khuôn dập nguội
Khuôn dập nguội là bộ khuôn sử dụng áp lực để tạo hình cho phôi vật liệu ở trạng thái nguội. Do đó, việc thiết kế khuôn dập nguội sẽ cần có độ chính xác cao và có sự tính toán kỹ lưỡng về vật liệu sử dụng làm khuôn. Bởi áp lực lớn sẽ khiến khuôn lệch khỏi vị trí trong quá trình đột dập nếu bạn không lựa chọn vật liệu làm búa phù hợp.
Thiết kế khuôn đúc
Đúc bằng cách rót kim loại nóng chảy vào lòng khuôn để đúc các chi tiết cho sản phẩm. Khuôn đúc được sử dụng rộng rãi để đúc ra thân động cơ, bộ phận phối, cổ xả, bánh xe….
+ Thiết kế khuôn đúc áp lực
Khuôn đúc bằng cách nén kim loại lỏng và phun vào khuôn để tạo thành hình dạng của sản phẩm. Sản phẩm khuôn đúc áp lực thường là các sản phẩm bằng nhôm như bộ phận của động cơ, sản phẩm chính xác….
Thiết kế khuôn ép nhựa
Gồm các loại khuôn sử dụng để ép nên các sản phẩm về nhựa có thể kể đến: khuôn ép phun, Khuôn ép đùn, Khuôn thổi…
Thiết kế khuôn nhựa ép phun
Khuôn được vận hành bằng cách đổ các vật liệu nhựa nung nóng vào khuôn và ép thành hình dạng của khuôn. Sản phẩm khuôn nhựa ví dụ như các sản phẩm đồ điện gia dụng, nội thất ô tô, xe máy, điện thoại….
Thiết kế khuôn đùn (extrusion)
Là loại máy đùn liên tục hình thành bằng cách đặt vật liệu vào trong máy và được đùn liên tục ra hình dạng của cửa ra thiết bị. Sản phẩm đùn ép nhựa thường dạng hình ốc, hoặc các sản phẩm dạng ống dài…
Thiết kế khuôn thổi
Là phương pháp đúc bằng cách cho các vật liệu dạng ống vào khuôn và thổi không khí nén vào, làm cho nó giãn nở cho tới khí có cùng hình dạng với khuôn đúc. Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm chai lọ…
Thiết kế khuôn đúc chân không
Đây là dạng sản xuất mà vật liệu tấm được làm nóng chảy và đặt sát với lòng khuôn nhờ hút chân không để tạo nên hình chi tiết của sản phẩm. Phương pháp này không dùng cho các chi tiết có hình dạng phức tạp.
Thiết kế khuôn đúc ép chuyển
Là phương pháp làm mềm vật liệu nhựa trong khoang nung và đẩy vào lòng khuôn để đông cứng và mở khuôn để lấy vật liệu
Các quy trình thiết kế khuôn phổ biến
Quy trình thiết kế khuôn dập
Toàn bộ quy trình thiết kế khuôn dập sẽ trải qua 4 bước:
Bước 1: Tính toán chính xác lực đột cắt sản phẩm. Sau khi nhận mẫu từ đối tác, các kỹ sư thiết kế sẽ cần xác định lực dập khuôn sử dụng cho sản phẩm. Sự khác nhau về độ lớn của lực dập sẽ phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của sản phẩm.
Bước 2: Lựa chọn máy dập có công suất phù hợp với thiết kế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng máy dập khuôn đa năng. Do đó, họ có thể điều chỉnh công suất linh hoạt để phù hợp với nhu cầu gia công của sản phẩm.
Bước 3: Tính toán chiều cao và kích thước của khuôn mẫu chi tiết. Các kỹ sư sẽ cần thể hiện chi tiết từng kích thước lên bản thiết kế để các nhân viên kỹ thuật có thể gia công sản phẩm hiệu quả nhất.
Bước 4: Sử dụng phần mềm thiết kế để tạo hình cho sản phẩm. Tùy thuộc vào từng mô hình mà các kỹ sư sẽ lựa chọn phần mềm 2D hay 3D. Hiện nay, có một số phần mềm thiết kế được nhiều kỹ sư đúc sử dụng là: Autocad, Catia,… Bằng cách sử dụng phần mềm, bản thiết kế khuôn dập sẽ thể hiện được thông số của từng chi tiết.
Quy trình thiết kế khuôn đúc nhựa
Bước 1: Tiếp nhận sản phẩm từ phía khách hàng.
Bước 2: Xác định vật liệu nhựa. Ở bước này, bạn sẽ cần tư vấn và phối hợp với khách hàng để lựa chọn ra loại vật liệu nhựa phù hợp này. Đồng thời, việc xác định này còn là tiền đề để bạn lựa chọn vật liệu làm khuôn phù hợp
Bước 3: Lựa chọn vật liệu làm khuôn. Thông thường, vật liệu làm khuôn sẽ là hợp kim thép. Bởi thép là loại vật liệu có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt.
Bước 4: Xác định kích thước và chi tiết của bộ sản phẩm.
Bước 5: Tiến hành thiết kế khuôn đúc nhựa trên các phần mềm kỹ thuật: CAE, CAM, Catia,… Bạn sẽ cần thể hiện rõ từng kích thước và chi tiết nhỏ lên bản thiết kế khuôn đúc nhựa. Bởi nó sẽ giúp các nhân viễn kỹ thuật có thể dễ dàng hơn trong việc gia công lắp ráp khuôn đúc.
Quy trình thiết kế khuôn ép nhựa
Quy trình thiết kế khuôn ép nhựa khá giống so với khuôn đúc nhựa. Nó cũng bao gồm 5 bước tương tự như trên. Bạn có thể sử dụng quy trình khuôn đúc nhựa để sử dụng cho khuôn ép nhựa.
Các bước đặt hàng thiết kế khuôn mẫu
Bước 1: Thiết kế sản phẩm
Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế khuôn mẫu, khách hàng cần phải chuẩn bị bản thiết kế Corel hoặc Autocad. Trong trường hợp không có bản vẽ, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thiết kế của đơn vị lựa chọn.
Bước 2: Sản xuất sản phẩm nhựa
Sau khi nhận được file thiết kế Corel hoặc Autocad, nhân viên sẽ kiểm tra các yêu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc gia công khuôn mẫu như: độ dày, vật liệu, số lượng, cũng như các yêu cầu khác.
Tiếp theo, nhân viên sẽ trao đổi với khách hàng để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Điều này không chỉ giúp chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí thiết kế khuôn mẫu.
Bước 3: Báo giá và đặt cọc
Khi đã thống nhất phương án, đơn vị thi công sẽ tính toán nhằm tối ưu chi phí cho khách hàng. Sau đó, khách hàng sẽ xác nhận, tiến hành ký hợp đồng, đặt cọc giá trị hợp đồng.
Bước 4: Thiết kế và sản xuất khuôn mẫu
Tiếp theo, đơn vị gia công sẽ thiết kế khuôn mẫu theo phương án mà 2 bên đã thống nhất.
Bước 5: Thử khuôn
Quá trình thử khuôn sẽ giúp cho sản phẩm đảm bảo chất lượng, đồng thời có thể phát hiện lỗi, từ đó có thể khắc phục được vấn đề một cách nhanh chóng trước khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng.
Bước 6: Bàn gia sản phẩm cho khách hàng
Cuối cùng, đơn vị thi công sẽ bàn giao khuôn đúng với thời gian, cũng như chất lượng sản phẩm đã thỏa thuận.
Các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế khuôn nhựa
- Đảm bảo chính xác về kích thước, hình dáng biên dạng của sản phẩm.
- Đảm bảo độ bóng cần thiết cho cả bề mặt lòng khuôn và lõi để đảm bảo độ bóng của sản phẩm.
- Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa hai nửa khuôn.
- Đảm bảo lấy sản phẩm ra khỏi khuôn một cách dễ dàng.
- Vật liệu chế tạo khuôn phải có tính chống mòn cao và dễ gia công.
- Khuôn đảm bảo độ cứng vững khi làm việc, tất cả các bộ phận của khuôn không được biến dạng hay lệch khỏi ví trí cần thiết khi chịu lực ép lớn.
- Khuôn có hệ thống làm mát bao quanh lòng khuôn sao cho lòng khuôn phải có nhiệt độ ổn định để vật liệu nhựa dễ vào lòng khuôn nhanh nhất và đạt năng xuất.
- Khuôn có cơ cấu hợp lý, không quá phức tạp sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Trên đây là là các kiến thức cơ bản nhất về thiết kế và gia công khuôn ép nhựa, TĐH & CKCX VIỆT LONG sẽ cố gắng mang đến những bài viết bổ ích hơn về mảng thiết kế khuôn này.
Địa chỉ thiết kế và gia công khuôn mẫu uy tín
Nhà máy TĐH & CKCX VIỆT LONG tự hào là đơn vị số 1 trên thị trường thiết kế và gia công khuôn mẫu uy tín.
Tại đây, chúng tôi sở hữu đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, công nhân giàu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản với tay nghề cao.
Hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến bậc nhất. Cam kết 100% chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng chính hãng.
Khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm trước khi nhập hàng. Hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.
Mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt chuyên nghiệp.
Báo giá cạnh tranh nhất thị trường.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn