Thiết kế và chế tạo lòng khuôn
Khuôn mẫu chính là dụng cụ (thiết bị) dùng trong công nghệ ép phun hay còn gọi là đúc áp lực. Khuôn mẫu được gia công tạo hình dựa trên hình dạng sản phẩm đã thiết kế. Sản phẩm ép phun được định hình dạng nhờ vào cấu tạo và hình dạng gia công của lòng khuôn.

>>> Thiết kế khuôn 2 tấm tại Hà Nội
Thiết kế lòng khuôn là gì?
Trong ngành công nghiệp chế tạo, khái niệm khuôn mẫu không còn xa lạ. Khuôn mẫu là thiết bị làm bằng kim loại, được thiết kế và chế tạo để sản xuất các sản phẩm theo phương pháp định hình. Tùy từng yêu cầu của khách hàng, mà đội ngũ kỹ sư kĩ thuật sẽ Thiết kế lòng khuôn riêng.
Các loại khuôn mẫu hay được khách hàng quan tâm như: khuôn ép phun, khuôn ép nhựa, khuôn dập, khuôn thổi… Có rất nhiều loại khuôn mẫu, được phân loại bằng cách sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ, khuôn ép nhựa (khuôn ép phun), dùng để sản xuất các sản phẩm nhựa bằng cách ép phun nhựa. Khuôn ép cao su để sản xuất ra các sản phẩm từ cao su, như: gioăng cao su, nút nhấn…

Kết cấu và kích thước của khuôn
Khuôn mẫu gồm 2 bộ phận chính là khuôn đực và khuôn cái. Khuôn sản xuất sản phẩm (ví dụ: nhựa) là một cụm gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau, người ta đã chia khuôn thành 2 phần: phần cố định khuôn và phần di động khuôn.
Phần cố định (phần khuôn cái, phần cavity): Là phần đứng yên trong cả quá trình làm, được gá trên tâm cố định của máy ép. Phần cố định này được kết nối với vòi phun của máy ép để phun nhựa vào lòng khuôn. Nó bao gồm lõi bên phần cố định, trục dẫn hướng, vòi rót nhựa, tấm khuôn cố định.
Phần di động (phần khuôn đực, phần core): Là phần sẽ di chuyển khi đóng hoặc mở khuôn trong một chu kỳ ép hoặc đúc áp lực, được gá trên tâm di động của máy ép. Phần này giúp mở khuôn ra để lấy sản phẩm và runner ra ngoài rồi ép sát khuôn lại để nguyên liệu không bị xì ra.
Kết cấu và kích thước của khuôn được thiết kế lòng khuôn và chế tạo phụ thuộc vảo hình dáng, kích thước, chất lượng và số lượng của sản phẩm cần tạo ra. Ngoài ra, còn có rất nhiều vấn đề khác cần phải quan tâm đến như các thông số công nghệ của sản phẩm (góc nghiêng, nhiệt độ khuôn, áp xuất gia công,…), tính chất vật liệu gia công (độ co rút, tính đàn hồi, độ cứng,…), các chỉ tiêu về tính kinh tế của bộ khuôn.
Để gia công khuôn mẫu đầu tiên cần phải Thiết kế lòng khuôn dựa trên thiết kế của sản phẩm, sau đó tính toán các chi phí liên quan tới quá trình đúc ép.