Khuôn dập liên hoàn là gì ? – Nguyên lý cấu tạo
Thiết bị công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất và tạo ra hàng loạt các bộ phận của những đồ vật trong cuộc sống ngày nay. Trong đó, khuôn dập liên hoàn là một thiết bị vô cùng quan trọng trong việc tác động vào loại vật liệu để tạo ra sản phẩm. Vậy nguyên lý cấu tạo khuôn dập liên hoàn đặc biệt như thế nào?
Khuôn dập liên hoàn là gì ?
Khuôn dập liên hoàn là một bộ phận quan trọng trong việc sản xuất và thi công ra những đồ vật bằng kim loại. Những phương pháp gia công của khuôn dập liên tục phải kể đến những phương pháp phổ biến và đơn giản nhất như dập; uốn; đột;…
Đặc điểm của khuôn dập là liên hoàn là thực hiện những động tác dập liên hoàn, một cách liên tục tác động lên những chất liệu như kim loại để tạo ra sản phẩm. Đặc biệt, khuôn dập liên hoàn có các chân dẫn hướng có tác dụng chính trong việc định vị bằng những khuôn đột – sẽ được phân tích trong phần nguyên lý cấu tạo khuôn dập liên hoàn dưới đây.
Nguyên lý cấu tạo khuôn dập liên hoàn
Khuôn dập liên hoàn có cấu tạo gồm 29 bộ phận với 4 lòng khuôn được thiết kế theo nguyên lý cấu tạo khuôn dập liên hoàn cụ thể như sau:
- Với lòng khuôn thứ nhất: thực hiện chức năng đột lỗ ở giữa và cắt các rãnh roto.
- Với lòng khuôn thứ hai: thực hiện chức năng cắt những rãnh gông và rãnh stato
- Với lòng khuôn thứ ba: thực hiện chức năng cắt để tạo ra những hình là lá tôn rô to.
- Và lòng khuôn thứ tư thực hiện việc cắt để tạo ra những hình là lá tôn stato.
- Cuối cùng là thực hiện quá trình cắt bỏ bavia.
Trên các khuôn có những bộ phận chi tiết như sau: các đế phụ được đánh số từ 1 – 5; đế dưới, đế trên; tấm dẫn phôi, bạc dẫn, ca bi, cọc dẫn; đệm chày; đại cối 1, đại cối 2; chày gông, chày stato; chày roto,…
Như vậy, bài viết đã chia sẻ thông tin hữu ích đến người đọc về nguyên lý cấu tạo khuôn dập liên hoàn. Với quá trình hoạt động dập liên hoàn này đã giúp cho việc sản xuất và chế tạo những sản phẩm được năng suất hơn.
Related Posts