Các cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ép nhựa
Nhựa nóng chảy được đổ vào khuôn sau khi được làm mát và trở nên đông cứng sẽ được lấy ra khỏi khuôn ép nhựa. Tùy theo đặc tính của sản phẩm và trang thiết bị của nhà máy ép nhựa mà có thể tiến hành lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ép nhựa bằng cách thủ công hoặc tự động hóa.
Cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ép nhựa
Quá trình lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ép nhựa trên thực tế đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật khá cao. Các cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ép nhựa bao gồm:
Lấy thủ công sản phẩm ra khỏi khuôn ép nhựa
Đây là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng tại các công ty ép nhựa tại Việt Nam. Công nhân sẽ trực tiếp lấy sản phẩm ra ngoài sau đó tiến hành kiểm tra và cắt bavia sau khi hoàn thành mỗi chu kỳ ép.
Phương pháp lấy thủ công đem lại những ưu điểm lớn trong trường hợp sản phẩm lớn, khó sử dụng hệ thống đẩy khuôn. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế:
Về mặt an toàn lao động: Công nhân khi thực hiện thao tác lấy sản phẩm ra khỏi khuôn cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về an toàn lao động.
Chất lượng mẫu mã khuôn có thể bị ảnh hưởng do thao tác lấy khuôn được thực hiện trên nền nhiệt khuôn cao.
Lẩy thủ công sản phẩm nhựa ra khỏi khuôn cần nhiều thời gian và sử dụng nhiều nhân lực.
Lấy sản phẩm khỏi khuôn đúc bằng việc sử dụng cánh tay robot
Lấy sản phẩm khỏi khuôn đúc bằng việc sử dụng cánh tay robot đòi hỏi chi phí đầu tư cao. Tuy nhiên việc này mang lại lợi ích lâu dài, tự động hóa làm tăng đáng kể năng suất và hiệu quả ép nhựa.
Cánh tay robot được lập trình sẵn các thao tác lấy sản phẩm ra khỏi khuôn một cách nhanh chóng và chính xác, việc hạn chế bavia được đánh giá cao hơn hẳn so với phương pháp thủ công.
Mỗi máy ép nhựa được trang bị một cánh tay robot tự động, quá trình làm việc làm việc cực kỳ hiệu quả.
Hệ thống đẩy lấy sản phẩm từ trong khuôn ép nhựa
Hệ thống đẩy sản phẩm từ trong khuôn ép nhựa gồm có các hệ thống đẩy như sau:
Dùng chốt đẩy: là hệ thống phổ biến nhất được sử dụng khi thiết kế khuôn ép nhựa. Hệ thống đẩy phát huy hiệu quả rõ rệt đối với các chi tiết lớn, thành dày.
Dùng lưỡi đẩy: áp dụng phổ biến trong đẩy những bộ phận có thành mỏng, kết cấu hình dạng phức tạp.
Dùng ống đẩy: ứng dụng chủ yếu với các chi tiết nhựa dạng tròn xoay.
Sử dụng tấm tháo: dùng cho các chi tiết có hình dáng trụ tròn hoặc hình hộp chữ nhật với bề dày thành mỏng
Dùng khí nén: sử dụng phù hợp trong sản xuất các sản phẩm với lòng khuôn sâu.
Tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, hình dạng kích thước của sản phẩm mà đơn vị thiết kế đưa ra hệ thống đẩy phù hợp và hiệu quả nhất.
Related Posts