3 Phương pháp đúc kim loại ưu và nhược điểm
Đúc kim loại là công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp rót vật liệu ở dạng chảy lỏng vào khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu mà vật liệu là kim loại. Ngày nay đúc kim loại được sử dụng để tạo ra hàng ngàn chi tiết khác nhau ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực công ngiệp như chế tạo máy, chế tạo phương tiện giao thông vận tải, dầu khí, hàng hải, xi măng… gia công khuôn ép nhựa tại Hà Nội
Đúc trong khuôn kim loại
là điền đầy kim loại lỏng vào khuôn chế tạo bằng kim loại. Do khuôn kim loại có tính chất cơ lý khác vật liệu khuôn cát nên nó có những đặc điểm sau:
Ưu điểm
– Tốc độ kết tinh của hợp kim đúc lớn nhờ khả năng trao đổi nhiệt của hợp kim lỏng với thành khuôn cao, do đó cơ tính của vật đúc đảm bảo tốt.
– Độ bóng bề mặt, độ chính xác của lòng khuôn cao nên tạo ra chất lượng vật đúc tốt.
– Tuổi thọ của khuôn kim loại cao.
– Do tiết kiệm được thời gian làm khuôn nên nâng cao năng suất, giảm giá thành.
Nhược điểm
– Khuôn kim loại không đúc được các vật đúc quá phức tạp, thành mỏng và khối lượng lớn
– Khuôn kim loại không có tính lún và không có khả năng thoát khí. Điều này sẽ gây ra những khuyết tật của vật đúc.
– Giá thành chế tạo khuôn cao.
– Phương pháp này chỉ thích hợp trong dạng sản xuất hàng loạt với vật đúc đơn giản, nhỏ hoặc trung bình.
Đúc ly tâm
Đúc ly tâm là điền đầy hợp kim lỏng vào khuôn quay. Nhờ lực ly tâm sinh ra khi quay sẽ làm hợp kim lỏng phân bố lên thành khuôn và đông đặc.
Ưu điểm
– Tổ chức kim loại mịn chặt, không tồn tại các khuyết tật rỗ khí, rỗ co ngót.
– Tạo ra vật đúc có lỗ rỗng mà không cần thao.
– Không dùng hệ thống rót phức tạp nên ít hao phí kim loại.
– Tạo ra vật đúc gồm một vài kim loại riêng biệt trong cùng một vật đúc.
Nhược điểm
– Có hiện tượng thiên tích vùng theo diện tích ngang của vật đúc, do mỗi phần tử có khối lượng khác nhau chịu lực ly tâm khác nhau.
– Khi đúc ống, đường kính lỗ kém chính xác và có chất lượng bề mặt kém.
>>> thiết kế khuôn đúc cho chi tiết cơ khí
Đúc áp lực
Hợp kim lỏng được điền đầy vào lòng khuôn dưới áp lực nhất định thì gọi là đúc áp lực. Tùy theo yêu cầu, áp lực có thể nhỏ bằng cách hút chân không lòng khuôn gọi là đúc áp lực thấp hoặc áp lực lớn tạo ra bởi píttông gọi là đúc áp lực cao.
Ưu điểm
– Đúc được vật đúc phức tạp, thành mỏng (1¸5mm) đúc được các loại lỗ có kích thước nhỏ.
– Độ bóng và độ chính xác cao.
– Cơ tính vật đúc cao nhờ mật độ vật đúc lớn.
– Năng suất cao nhờ điền đầy nhanh và khả năng cơ khí hóa thuận lợi.
Nhược điểm
– Không dùng được thao cát vì dòng chảy có áp lực. Do đó hình dạng lỗ hoặc mặt trong phải đơn giản.
– Khuôn chóng bị mài mòn do dòng chảy có áp lực của hợp kim ở nhiệt độ cao.
Related Posts